Lịch sử phát triển của các loại máy chiếu

Máy chiếu là một thiết bị có lịch sử ra đời và phát triển khá lâu. Vì vậy nhiều người chỉ biết cách bảo quản và sử dụng mà lãng quên sự ra đời của chúng.

Có lẽ ít ai ngờ tới,  máy chiếu được ra đời từ thế kỉ 15 bắt nguồn. Cụ thể nó được sáng chế bởi Johannes de Fontana vào năm 1420. Chiếc máy chiếu đầu tiên này ra đời một cách tự nhiên và đơn giản. Khi mà Johannes muốn có 1 hình ảnh nhỏ được chiếu trên bề mặt có kích thước lớn hơn ông đã vẽ tranh lên màng mỏng đặt trên 1 khung hình mờ. Sau đó ông sử dụng ánh sáng chiếu qua 1 bề mặt nhẵn.



Chất lượng hình ảnh của chiếc máy chiếu đầu tiên này không được tốt cho lắm, nếu không muốn nói là chính xác là nó vô cùng nhòe nhoẹt và không rõ nét. Nhưng đây là bước đầu tiên tạo tiền đề cho sự ra đời của 1 sản phẩm công nghệ còn phát triển cho đến ngày nay.

Từ ý tưởng và nguyên lí ban đầu đó, các nhà nghiên cứu khác trên thế giới không ngừng nghiên cứu và phát triển những sản phẩm có công dụng tương đương máy chiếu đó là phát 1 hình ảnh nhỏ ra 1 màn hình lớn hơn. Ví dụ như năm 1515 có Pierre Fournier ở Pháp. Hay năm 1589 ông Giovanni Battista della Porta người Ý cũng đã chế tạo ra 1 chiếc máy chiếu. Các loại máy chiếu dần được cải thiện về tính năng và chất lượng hình ảnh của chúng.

Lịch sử ra đời và phát triển của máy chiếu trải qua nhiều thời kì khác nhau. Tuy nhiên bạn có thể điểm qua các mốc thời gian quan trọng sau:

- Năm 1645: Máy chiếu của học giả Athansius Kircher người Đức  vẫn sử dụng nguyên lí chiếu hình ảnh bằng ánh sáng của Fonata nhưng máy chiếu lúc này đã có thêm  bộ phận thấu kính. Đây là  một bước tiến  vô cùng quan trọng, đổi mới thực thụ về máy chiếu. Sản phẩm này phản chiếu ánh sáng mặt trời từ gương nhỏ qua thấu tính và xuất hiện hình ảnh trên máy chiếu. Sản phẩm được gọi với các tên là “Đèn chiếu ma thuật” (Magic Lantern). Ánh sáng lấy từ mặt trời hoặc đèn dầu đi qua 1 tấm kính mờ và tấm phim slide. Thấu kính hội tụ ánh sáng nên hình ảnh sẽ rõ nét hơn so với việc Fonata sử dụng ánh sáng mà không có thấu kính đặt trước nguồn sáng và tấm phim slide.

- Năm 1659, nhà vật lý người Hà Lan Christian Huygens thử nghiệm với việc 1 chiếc máy chiếu có tới 3 chiếc thấu kính lắp kèm. Ông được coi là người phát minh máy chiếu có triển vọng nhất thời bấy giờ, nhờ vào việc nghiên cứu về quang học và thuyết lượng tử ánh sáng.

- Năm 1663 máy chiếu chính thức được bày bán tại một vài thành phố ở châu Âu khi Huygens bắt tay với Richard Reeves -1 nhà kinh doanh thiết bị quang học.

- Thế kỉ 19 ghi nhận bước tiến lớn tiếp theo của công nghệ sản xuất máy chiếu khi hệ thống ánh sáng được ứng dụng trong máy chiếu 1 cách tinh vi và phức tạp với việc sử dụng thêm thấu kính có bộ lọc màu. Nhờ vào đó, ánh sáng chiếu chuẩn và sắc nét hơn.  Bước tiến này được thực hiện bởi nhà bác học nổi tiếng Faraday. Nhờ vào đó các hình ảnh chiếu động dần dần ra đời và cuối thế kỉ. Đây là tiền đề cho sự ra đời của vô tuyến điện.

XEM THÊM: CHIẾC MÁY IN ĐẦU TIÊN ĐƯỢC CHẾ TẠO VÀO NĂM NÀO?

Trải qua quá trình hình thành và phát triển đó. Máy chiếu ngày càng được nâng cấp và cải tiến hiện đại hơn qua thời gian. Đến ngày nay máy chiếu chủ yếu sử dụng 4 công nghệ là công nghệ LCD, DLP, LCOS và LED. Máy chiếu có thể chiếu hình ảnh động với chất lượng cao và độ sắc nét ngày càng tốt. Giá thành của nó cũng trải dài từ phân khúc bình dân tới phân khúc cao cấp nên sẽ phù hợp với nhiều nhu cầu sử dụng khác nhau từ các hộ gia đình, đến văn phòng công ty và rạp chiếu phim.

Sự ra đời của máy chiếu không chỉ phụ thuộc vào 1 nhà phát minh mà là sự đóng góp của nhiều nhà nghiên cứu, nhà khoa học tâm huyết.

CÔNG TY THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ QUẢNG LỢI
 
Địa chỉ: 66H2, Ngõ 33 Phố Nguyễn An Ninh, Hoàng Mai, Hà Nội
 
VPGD: C11 lô 9 KĐTM Định Công, P. Định Công, Q.Hoàng Mai, TP. Hà Nội
 
Email: quangloi2010@gmail.com
 
Hotline: 0913 524 260 - 0941 238 384 

Website: quangloi.com.vn

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Những bộ phận quan trọng nhất của máy photocopy cần bảo dưỡng thường xuyên

Đánh giá máy photocopy Ricoh từ A đến Z

Các bước bảo dưỡng máy photocopy văn phòng